Trang chủ Khảo cứu 82 Văn bia tại Văn Miếu Hà Nội, từ Khoa thi 1442 đến Khoa thi 1779

82 Văn bia tại Văn Miếu Hà Nội, từ Khoa thi 1442 đến Khoa thi 1779

đăng bởi Ninh Quang Thăng
0 nhận xét

Bia số 3 VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA QUÝ MÙI NIÊN HIỆU QUANG THUẬN

NĂM THỨ 4 (1463)

VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA QUÝ MÙI NIÊN HIỆU QUANG THUẬN

NĂM THỨ 4 (1463)

 

 光順四年癸未科進士題名碑記

聖 天子履寶位之四年、文運奎開、人才雲合、時當大比、士歌虎鳴而來者、多至一千四百餘名、甬藝春園、拔其尤者、得四十四人。二月十六日、上臨軒制策、咨以帝 王治道、命檢校司徒平章事、臣阮耒;都篤同平章事東道諸衛軍提調、國子監臣黎念同掌其事。翌日、門下省左司左諫議大夫、知北道軍民簿籍、兼翰林院承旨學 士、臣阮如堵;翰林院承旨學士、知東道軍民簿籍、臣阮永鍚;國子監祭酒臣阮伯驥等奉卷進讀、上陳睿覽。遂定其決、腸梁世榮等以下、及第出身有差。二十二 日、上御敬天殿、臚博事竣、禮官捧黃榜揭於東華門外、以示多士;又賜冠服宴筳、以寵異之、恩至渥也。然而題名之石未作、迄今廿有二年、尚為闕典。皇上特念 人才國家之元氣、不可、不可不廣其栽培;制渡國家之彌文、不可不致其詳備。又敕冬官礱石題名、立于大學、命臣陶舉撰記。臣祇奉明命、不敢以疏淺辭、謹拜手 稽首而信曰﹕真元會合、而後天下之賢才間生﹕真主興隆、而後天下之賢才畢用。舉元愷、咨岳牧、唐虞之用賢也;興賢能、升俊造、成周之用人也;故其俗臻照 皞、治底平康、蓋有以見為治之方、必以舉賢任能為本也。洪惟皇朝、太祖高皇帝、耆定武功、敷求文德、未及偃革、首開賢鬥、育德振民、規模宏遠矣。太宗文皇 帝、紹恢式廓、總攬英雄、說科目以取人、進真儒而輔治、巍巍乎其有成功也。仁宗皇帝、重規襲矩、承烈顯謨;以儒術而飭治平、以仁厚而培國脈;取士之法、祇 率舊章。皇上光復鴻圖、丕膺峻命;仁聲義聞、洽垓暢埏、文治武功、輝前映後;大化至是而濃郁、元氣至是而敦龐;洋洋乎文教之誕敷、颯颯乎儒風之大振;故其 人才輩出、濟濟彬彬。凡鼓舞於鳥鳶飛之天、折旋於蟻封之地者、莫不快志鵬摶、奮身豹變、以幸觀于明時也。迺若是科、中興第一得人之盛、振古有光、滾滾登 庸、布列中外。興禮樂、典詞翰者、魚貫而蟬聯;任蕃宣、作守令者、肩摩而踵接。泰之拔茅蓮茄、以其彙征;周之藹藹吉士、維君子使、同一成事。殆天授聖上以 千萬載文明之祥歟?肆今制度文物、秩然煥然、勒之堅、立于國學;一以為照朝之盛典;一以為多士之榮觀、昭示將來、式寓激動。士幸登斯石者、固當徇名責實、 勵行提身、效文獻之存心;戒公孫之曲學。清德心知趙閱道、直節必若范景仁;居侍從者、則思所以進嘉猷;任紀綱者、則思所以清政本;膺方面之寄、則思所以宣 上德而達下情;司芻牧之權、則思所以厚民生而固邦本。庶幾上不負朝廷旌嘉之盛意、下不負平生致澤之壯懷;流譽無窮、垂芳不朽。使來者觀茲石、指其名曰、忠 於國者、惠於民者、正誼直道者、秉德建功者幸也!其有否者、則目之曰遹柔也、薄倖也、罷軟也、有清議在、可不慎哉!是知聖天子嘉獎之深、期望之至、敦崇激 勵、度越古今。蓋欲得佐治、以貽來日燕翼之良圖。然則題名有刻、不唯為家國億萬年窮之休、將為聖子神孫億萬年無窮之福也。臣謹記。

顯恭大夫翰林院院侍謹、東閣校書、臣陶舉奉撰。

茂林郎金光門待詔、臣蘇礙奉篆。

謹事郎中書監正字、臣阮聳奉書。

皇越洪德十五年八月十五日立。

第一甲三名賜進士及第

梁世榮天本縣高香社、神童。三十三歲中。

阮德貞青林縣安界社人、二十五歲中。

郭庭寶青蘭縣福溪社人、二十四歲中。

第二甲十二名賜進士出身

范魯唐安縣耒陽社

阮才四岐縣香橋社

楊文旦東岸縣河魯社

阮祥新豊縣高峒社

黎延俊細江縣清朗社

陶拔平河縣前烈社

杜歟清沔縣高墨社

范語宜春縣潘舍社

阮驥至靈縣靈江社

武汝芮青林縣上鄧社。

黃培福祿縣甘蔗社。

丁叔通嘉遠縣觀榮社

武有唐安縣慕澤社

阮廷僚東岸縣檜江社。

劉公永常縣曲禮社

第三甲二十六名賜同進士出身

阮廷魁桂陽縣蓬萊社。

阮宗西天祿縣時獲社

范子儀青威縣保陀社

阮伯騏彰德縣隕內社

周祿唐安縣浮雲社

杜伯略慈廉縣永畿社

陶寶浮雲縣遮橋社

陳文善東山縣甫里社

阮春陽弘化縣慈明社

范良仙猷縣芝泥社

陶俊卿上福縣武陵社

阮琮青威縣義路社

陶文顯四岐縣安蒲社

黎義平河縣大田社

范奈彰德縣隕內社

阮構新福縣匡禮社

蓋馮天施土黃社

范溥平陵縣安排社

楊德顏永賴縣河陽社

阮公定青蘭縣弁翰社

夏景德安樂縣地桑社

洪文蘭斯明縣安子下社

阮居中錦江縣顯陽社

阮文正東安縣陽澤社

阮如琢金城縣袁堵社

Thánh thiên tử lên ngôi báu đã 4 năm, vận hội văn chương tựa sao sáng, nhân tài như mây họp. Gặp năm có khoa thi lớn, kẻ sĩ ca bài Lộc minh1 mà đến, đông tới 1.400 người, để cùng nhau đua tranh tài nghệ trong chốn xuân vi, hạng xuất sắc chọn được 44 người.

Ngày 16 tháng hai, Hoàng thượng ngự ở hiên điện thân hỏi về đạo trị nước của các bậc đế vương; sai bọn Kiểm hiệu Tư đồ Bình chương sự kiêm Đô đốc Đồng Bình chương sự Đông đạo chư vệ quân Nguyễn Lỗi làm Đề điệu, Quốc tử giám Tế tửu Lê Niệm cùng trông coi công việc.

Sáng hôm sau, Tả ty môn Hạ sảnh Tả gián nghị đại phu Tri Bắc đạo quân dân bộ tịch sảnh kiêm Hàn lâm viện Thừa chỉ Học sĩ Nguyễn Như Đổ, Hàn lâm viện Thừa chỉ Học sĩ Tri Đông đạo quân dân bạ tịch Nguyễn Vĩnh Tích, Quốc tử giám Tế tửu Nguyễn Bá Ký dâng quyển lên đọc, Hoàng thượng ngự lãm, định thứ bậc cao thấp. Ban cho bọn Lương Thế Vinh trở xuống đỗ Tiến sĩ cập đệ, xuất thân thứ bậc có khác nhau.

Ngày 22, Vua ngự điện Kính Thiên, cho gọi loa xướng tên người thi đỗ. Quan Bộ Lễ rước bảng vàng ra yết ngoài cửa Đông Hoa để cho các sĩ tử xem tên. Lại ban áo mũ, yến tiệc để tỏ ý yêu mến đặc biệt, ơn sủng thật trọng hậu. Nhưng việc dựng đá đề danh vẫn chưa kịp làm, đến nay đã 22 năm, là chỗ thiếu sót của điển lễ.

Nay Hoàng thượng2 luôn nghĩ nhân tài là nguyên khí của nước nhà, không thể không ra sức vun trồng bồi đắp; chế độ làm vẻ đẹp cho nước nhà, không thể không xếp đặt rõ ràng đầy đủ. Bèn sai quan Bộ Công khắc đá đề danh dựng ở nhà Thái học. Lại sai bề tôi là Đào Cử soạn bài ký.

Thần kính vâng mệnh sáng, đâu dám viện cớ nông cạn chối từ. Kính cẩn cúi đầu rập đầu mà dâng lời rằng:

Khí chân nguyên hội hợp rồi sau hiền tài trong thiên hạ mớinảy sinh. Bậc chân chúa lên ngôi tất hiền tài đắc dụng. Cử Nguyên Khải3 hỏi quan nhạc mục 4, đó là cách dùng người hiền ở đời Nghiêu Thuấn. Trọng người tài năng, thăng dùng bậc tuấn kiệt, đó là lối dùng người ở đời Thành Chu, cho nên phong tục tốt lành, nước nhà yên ổn. Xem thế đủ thấy phép trị nước ắt phải lấy việc cử người hiền dùng người tài làm căn bản vậy.

Kính nghĩ Hoàng triều, Thái Tổ Cao hoàng đế đại định võ công, mở mang văn đức, gươm giáo chưa kịp xếp lại đã mở cửa cầu hiền tài, sửa sang văn đức, cổ vũ lòng dân, quy mô thật sâu xa rộng lớn.

Thái Tông Văn hoàng đế nối tiếp mở mang quy mô, tập hợp anh hùng, đặt khoa mục để chọn người hiền tài, tiến cử bậc chân Nho để giúp đời thịnh trị, sự thành công mới rực rỡ làm sao!

Nhân Tông hoàng đế dõi theo nếp cũ, kế nối quy mô hiển hách của tiên vương, lấy Nho thuật để tô điểm trị bình, lấy nhân hậu để vun bồi mệnh mạch nước nhà, mà cách chọn kẻ sĩ vẫn theo điển chế cũ.

Nay Hoàng thượng vẻ vang khôi phục cơ đồ, vâng theo mệnh lớn, nhân nghĩa khắp chốn vang danh, văn trị võ công rõ ràng sau trước. Nền giáo hóa lớn đến đây thật tốt đẹp, vầng nguyên khí đến đây thật bao la. Lớn lao thay văn hóa phô bày lan tỏa, cao ngút thay một phen đại chấn Nho phong. Cho nên nhân tài nối nhau xuất hiện, lớp lớp kế tiếp. Phàm ai vùng vẫy trên khoảng trời diều liệng, hoặc là xoay quanh dưới đám đất kiến đùn, không ai là không thích như chim bằng vươn cánh bay cao để khoe vẻ đẹp, mong được thử sức đua tài giữa đời thịnh trị. Khoa này là khoa thứ nhất trong buổi Trung hưng, chọn được nhiều người giỏi, rực rỡ hơn cả đời xưa, nhân tài được tuyển dùng trong ngoài rất đông. Người sắp đặt chấn hưng lễ nhạc, kẻ chuyên giữ việc văn từ, đông như cá nối đuôi, như ve liền cánh. Người giữ biên cương hoặc làm thú lệnh đông đảo sát cánh kề vai. Quẻ Thái trong Kinh Dịch nói: “Nhổ cỏ tranh được luôn cả cụm rễ”5, Kinh Thi nói: “Nhà Chu hiền sĩ đông đúc, bởi vua biết dùng người” đều là nói về việc thịnh như thế. Có lẽ trời trao cho Thánh thượng sự tốt lành của nền văn minh muôn đời đó chăng?

Đến nay chế độ văn vật rõ ràng sáng suốt, khắc vào bia đá dựng ở nhà Quốc học, một là để làm thịnh điển của triều vua sáng, hai là để làm vinh quang cho kẻ sĩ, soi tỏ mai sau, ngụ lời khuyến khích.

Kẻ sĩ may mắn được ghi danh vào tấm đá này, phải làm cho danh đúng với thực, sửa nết giữ mình, bắt chước Văn Hiến giữ lòng, đừng theo Công Tôn học hành xiên vạy. Thanh danh đức hạnh phải như Triệu Duyệt Đạo, khí tiết cứng cỏi phải giống Phạm Cảnh Nhân. Những người ở chức tháp tùng hầu vua phải lo dâng tiến mưu hay, những người nắm giữ kỷ cương phải lo làm cho chính sự trong sạch, những người cai trị địa phương phải lo làm sao rạng tỏ đức bề trên mà thấu tình người dưới, những người giữ quyền chăn dân phải lo sao cho nơi mình làm quan dân được no đủ mà gốc nước được vững bền. Ngõ hầu trên không phụ thịnh ý của triều đình ban khen, dưới không phụ hoài bão lớn muốn phò vua giúp nước, để danh dự được lưu lại đời đời, danh thơm truyền mãi mãi, khiến cho người đời đến xem đọc bia đá này, chỉ vào tên mà nói: đây là những người trung với nước, hiếu với dân, bàn nói ngay thẳng làm sáng thánh đạo, giữ vững đạo đức kiến lập công lao, được như thế là may mắn lắm. Nếu không được thế thì người xem đưa mắt bảo: kẻ này nhu nhược, kẻ này đức mỏng, kẻ này hèn nhát v.v… Công luận còn đó, há chẳng nên cẩn thận lắm sao?

Xem thế đủ biết Thánh thiên tử có ý ban khen khuyến khích rất sâu sắc, lòng kỳ vọng rất mực, sự khích lệ cao cả chân thành hơn cả xưa nay. Đó là vì vua muốn được người chân Nho giúp việc trị nước, truyền lại cơ đồ tốt đẹp cho con cháu đời sau. Thế thì việc khắc đá đề danh chẳng những là tốt đẹp cho đất nước muôn vạn năm, mà cũng là phúc lớn cho con thần cháu thánh muôn vạn đời.

Thần kính cẩn làm bài ký.

Hiển cung đại phu Hàn lâm viện Thị giảng Đông các Hiệu thư Đào Cửvâng sắc soạn.

Cẩn sự Thị lang Trung thư giám Chính tự Nguyễn Tủng vâng sắc viết chữ (chân).

Mậu lâm lang Kim quang môn Đãi chiếu Tô Ngại vâng sắc viết chữ triện.

Bia dựng ngày 15 tháng 8 niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484).

Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ,3 người:

LƯƠNG THẾ VINH 梁世榮6 người huyện Thiên Bảnphủ Nghĩa Hưng.

NGUYỄN ĐỨC TRINH 阮德貞7 người huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.

QUÁCH ĐÌNH BẢO 郭廷寶8 người huyện Thanh Lan phủ Tân Hưng.

Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, 15 người:

PHẠM LỖ 范 魯9 người huyện Đường An phủ Thượng Hồng.

NGUYỄN TÀI 阮才10 người huyện Tứ Kỳphủ Hạ Hồng.

DƯƠNG VĂN ĐÁN 楊文旦11 người huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn.

NGUYỄN TƯỜNG 阮祥12 người huyện Tân Phong phủ Tam Đới.

LÊ ĐÌNH TUẤN 黎廷俊13 người huyện Tế Giang phủ Thuận An.

ĐÀO BẠT 陶拔14 người huyện Bình Hà phủ Nam Sách.

ĐỖ HÂN 杜欣15 người huyện Thanh Miện phủ Hạ Hồng.

PHẠM NGỮ 范語16 người huyện Nghi Xuân phủ Đức Quang.

NGUYỄN KÝ 阮驥17 người huyện Chí Linh phủ Nam Sách.

VŨ NHỮ NHUẾ 武汝芮18 người huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.

HOÀNG BỒI 黃培19 người huyện Phúc Lộc phủ Quốc Oai.

ĐINH THÚC THÔNG 丁叔通20 huyện Gia Viễn phủ Trường Yên.

VŨ HỮU 武有21 người huyện Đường An phủ Thượng Hồng.

NGUYỄN ĐÌNH LIÊU 阮廷僚22 người huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn.

LƯU CÔNG NGẠN 劉公彥23 người huyện Thủy Đường phủ Kinh Môn.

Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, 26 người:

NGUYỄN ĐÌNH KHÔI 阮廷魁24 người huyện Quế Dương phủ Từ Sơn.

NGUYỄN TÔNG TÂY 阮宗西25 người huyện Thiên Lộc phủ Đức Quang.

PHẠM TỬ NGHI 范 子儀26 người huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên.

NGUYỄN BÁ KỲ 阮伯騏27 người huyện Chương Đức phủ Ứng Thiên.

CHU LỘC 周祿28 người huyện Đường An phủ Thượng Hồng.

ĐỖ BÁ LƯỢC 杜伯略29 người huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai.

ĐÀO BẢO 陶寶30người huyện Phù Vân phủ Thường Tín.

PHẠM BÁ KÝ 范伯驥31người huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên.

TRẦN VĂN THIỆN 陳文善32 người huyện Đông Sơn phủ Thiệu Thiên.

NGUYỄN XUÂN DƯƠNG 阮春陽33 người huyện Hoằng Hóa phủ Hà Trung.

PHẠM LƯƠNG 范良34 người huyện Tiên Du phủ Từ Sơn.

ĐÀO TUẤN KHANH 陶俊卿35 người huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín.

NGUYỄN TÔNG 阮琮36 người huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên.

ĐÀO VĂN HIỂN 陶文顯37 người huyện Tứ Kỳ phủ Hạ Hồng.

LÊ NGHĨA 黎義38 người huyện Bình Hà phủ Nam Sách.

PHẠM NẠI 范櫀39 người huyện Chương Đức phủ Ứng Thiên.

NGUYỄN CẤU 阮構40 người huyện Tân Phúc phủ Bắc Giang.

CÁI PHÙNG 蓋馮41 người huyện Thiên Thi phủ Khoái Châu.

PHẠM PHỔ 范溥42 người huyện Bình Lục phủ Lỵ Nhân.

DƯƠNG ĐỨC NHAN 楊德顏43 người huyện Vĩnh Lại phủ Hạ Hồng.

NGUYỄN CÔNG ĐỊNH 阮公定44 người huyện Thanh Lan phủ Tân Hưng.

HẠ CẢNH ĐỨC 夏景德45 người huyện Yên Lạc phủ Tam Đới.

NHỮ VĂN LAN 汝文蘭46 người huyện Tân Minh phủ Nam Sách.

NGUYỄN CƯ TRUNG 阮居中47 người huyện Cẩm Giàng phủ Thượng Hồng.

NGUYỄN VĂN CHÍNH 阮文正48 người huyện Đông Yên phủ Khoái Châu.

NGUYỄN NHƯ TRÁC 阮如琢49 người huyện Kim Thành phủ Kinh Môn.

 Chú thích:

  1. Lộc minh: Tên bài thơ đầu tiên trong phần Tiểu nhã của Kinh Thi, có câu đầu: “Ao ao lộc minh”, tả con hươu cất tiêng kêu gọi chúng bạn ra bãi núi ăn cỏ non. Bài thơ này từng được phổ nhạc dùng trong các buổi yến hội ở triều đình nhà Chu.
  2. Chỉ vua Lê Tương Dực.
  3. Nguyên Khải: Họ Cao Tân có 8 người con có tài đức, thiên hạ gọi là Bát Nguyên. Họ Cao Dương cũng có 8 người con hiền có tài đức, thiên hạ gọi là Bát Khải.
  4. Nhạc mục: Nhạc là chức quan Tứ nhạc, tức các vị chư hầu bốn phương. Mục là chức quan đứng đầu một châu.
  5. Nguyên văn: “Bạt mao liên nhự” (Nhổ cỏ tranh được luôn cả cụm rễ), nói ý vì cùng loài nên liên quan chằng chịt với nhau. Vì hình tượng nhấc gốc tranh lên cao trên mặt đất cũng như người dân thường do thi cử được cất nhắc (đề bạt) lên địa vị cao trong xã hội, nên thơ văn xưa khi nói việc thi cử thường dẫn câu này.
  6. Lương Thế Vinh (1441-?) người thôn Cao Hương huyện Thiên Bản (nay thuộc xã Liên Bảo huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định). Ông làm quan thăng đến chức Hàn lâm viện Thị giảng Chưởng viện sự, Nhập thị Kinh diên, Tri Sùng văn quán. Sinh thời, không sách nào ông không đọc. Sau khi mất, ông được phong phúc thần ở thôn Cao Hương.
  7. Nguyễn Đức Trinh (1439-1472) người làng An Giới huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã An Sơn huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương). Ông giữ chức Phó Đô Ngự sử và được cử đi sứ (năm 1471) sang nhà Minh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư.
  8. Quách Đình Bảo (1444-?) người làng Phúc Khê huyện Thanh Lan (nay thuộc xã Thái Phúc huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình). Ông giữ các chức quan, như Thượng thư Bộ Lại, Thượng thư Bộ Hình kiêm Đô Ngự sử, Thượng thư Bộ Lễ và được cử đi sứ (năm 1740) sang nhà Minh (Trung Quốc).
  9. Phạm Lỗ (?-?) người xã Lỗi Dương huyện Đường An (nay thuộc xã Thái Học huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Hữu Thị lang Bộ Hình.
  10. Nguyễn Tài (?-?) người làng Hương Quất huyện Tứ Kỳ (nay thuộc xã Kỳ Sơn huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương). Ông từng làm quan Hiến sát sứ.
  11. Dương Văn Đán (?-?) người xã Hà Lỗ huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Liên Hà huyện Đông Anh Tp.Hà Nội). Ông làm quan Thừa chính sứ và được cử đi sứ (năm 1486) sang nhà Minh (Trung Quốc).
  12. Nguyễn Tường (?-?) người xã Cao Cương huyện Tân Phong (nay thuộc xã Đông Quang huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Hình.
  13. Lê Đình Tuấn (?-?) người xã Thanh Lãng huyện Tế Giang (nay thuộc xã Minh Hải huyện Châu Giang tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan Đông các Hiệu thư.
  14. Đào Bạt (?-?) người xã Tiền Liệt huyện Bình Hà (nay thuộc xã Tân Phong huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Thượng thư.
  15. Đỗ Hân (?-?) người xã Cao Mặc huyện Thanh Miện (nay thuộc xã Cao Thắng huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Tả Thị lang.
  16. Phạm Ngữ (1434-?) nguyên quán xã Phan Xá huyện Nghi Xuân (nay thuộc xã Xuân Mỹ huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh), trú quán xã Phù Ninh huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội). Ông làm quan Thiêm đô Ngự sử.
  17. Nguyễn Ký (1434-?) người thôn Linh Giang huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Hưng huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Thượng thư Bộ Lại.
  18. Vũ Nhữ Nhuế (1435-?) người xã Thượng Đặng huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã Nam Trung huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Hàn lâm Khởi cư trú.
  19. Hoàng Bồi (1437-?) người xã Cam Giá Hạ huyện Phúc Lộc (nay thuộc xã Cam Thượng huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thượng thư Bộ Hộ kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám.
  20. Đinh Thúc Thông (1442-?) nguyên quán xã Quan Vinh huyện Gia Viễn (nay thuộc huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình), trú quán xã Vũ Lăng huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Thắng Lợi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thượng thư.
  21. Vũ Hữu (1444-1530) hiệuƯớc Trai, người xã Mộ Trạch huyện Đường An (nay là thuộc xã Tân Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Thượng thư Bộ Lễ. Sau này ông có ra làm quan cho nhà Mạc.
  22. Nguyễn Đình Liêu (1443-?) người xã Cối Giang huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Mai Lâm huyện Đông Anh Tp. Hà Nội). Ông làm quan Thượng thư.
  23. Lưu Công Ngạn (?-?) người xã Khúc Lễ huyện Thủy Đường (nay thuộc huyện Thủy Nguyên Tp. Hải Phòng). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.
  24. Nguyễn Đình Khôi (1436-?) người xã Bồng Lai huyện Quế Dương (nay thuộc xã Bồng Lai huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan đến Hữu Thị lang.
  25. Nguyễn Tông Tây (1436-?) người xã Thời Hoạch huyện Thiên Lộc (nay thuộc xã Thạch Châu huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh). Ông từng giữ chức Tri phủ Phụng Thiên, thăng đến chức Thừa chính sứ kiêm Quản đô lực sĩ.
  26. Phạm Tử Nghi (?-?) người xã Bảo Đà huyện Thanh Oai (nay thuộc xã Bình Minh huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Hình.
  27. Nguyễn Bá Kỳ (?-?) người xã Viên Nội huyện Chương Đức (nay thuộc xã Viên Nội huyện Ứng Hòa tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thị lang.
  28. Chu Lộc (?-?) người xã Phù Vân huyện Đường An (nay thuộc huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương). Ông làm quan đến Hiến sát sứ.
  29. Đỗ Bá Lược (1436-?) người xã Vĩnh Kỳ huyện Từ Liêm (nay thuộc xã Tân Hội huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây). Ông giữ các chức quan Chuyển vận sứ, Hàn lâm Thừa chỉ.
  30. Đào Bảo (?-?) người xã Gia Cầu huyện Phù Vân (nay thuộc xã Tân Dân huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thừa chính sứ.
  31. Phạm Bá Ký (?-?) người xã Canh Hoạch huyện Thanh Oai (nay thuộc xã Dân Hòa huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thượng thư Bộ Binh.
  32. Trần Văn Thiện (1438-?) người xã Phủ Lý huyện Đông Sơn (nay thuộc xã Thiệu Trung huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Thượng thư Bộ Hình.
  33. Nguyễn Xuân Dương (1440-?) người xã Từ Minh huyện Hoằng Hóa (nay thuộc xã Hoằng Quang huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Tri huyện.
  34. Phạm Lương (?-?) người xã Chi Lê huyện Tiên Du (nay thuộc xã Tân Chi huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Thừa chính sứ.
  35. Đào Tuấn Khanh (?-?) người xã Vũ Lăng huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Thắng Lợi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thượng thư.
  36. Nguyễn Tông (?-?) người xã Nghĩa Lộ huyện Thanh Oai (nay thuộc xã Yên Nghĩa huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Phủ doãn phủ Phụng Thiên.
  37. Đào Văn Hiển (?-?) người xã An Bồ huyện Tứ Kỳ (nay thuộc xã Dũng Tiến huyện Vĩnh Bảo Tp. Hải Phòng). Ông làm quan Thượng thư Bộ Hình và từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
  38. Lê Nghĩa (?-?) người xã Đại Điền huyện Bình Hà (nay thuộc xã Hồng Lạc huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương). Ông làm quan đến Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Sử quan.
  39. Phạm Nại (?-?) người xã Viên Nội huyện Chương Đức (nay thuộc xã Viên Nội huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Tả Thị lang.
  40. Nguyễn Cấu (?-?) người xã Khuông Lễ huyện Tân Phúc (nay thuộc huyện Sóc Sơn Tp. Hà Nội). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.
  41. Cái Phùng (1440-?) người xã Thổ Hoàng huyện Thiên Thi (nay thuộc huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Lại, quyền Thượng thư Bộ Binh.
  42. Phạm Phổ (?-?) người xã Yên Bài huyện Bình Lục (nay thuộc xã Trịnh Xá huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam). Ông giữ các chức quan, như Thái tử Thị giảng, sau đổi sang võ chức làm Chỉ huy sứ.
  43. Dương Đức Nhan (?-?) người xã Hà Dương huyện Vĩnh Lại (nay thuộc xã Cộng Hiền huyện Vĩnh Bảo Tp. Hải Phòng). Ông làm quan Hữu Thị lang Bộ Hình, tước Dương Xuyên hầu.
  44. Nguyễn Công Định (?-?) người xã Biền Cán huyện Thanh Lan (nay thuộc xã Thái Hưng huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình). Ông làm quan Thượng thư Bộ Hộ.
  45. Hạ Cảnh Đức (1436-?) người xã Địa Tang huyện Yên Lạc (nay thuộc xã Vĩnh Sơn huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc). Ông làm quan Hình khoa Đô Cấp sự trung.
  46. Nhữ Văn Lan (?-?) người xã An Từ huyện Tân Minh (nay thuộc xã Kiến Thiết huyện Tiên Lãng Tp. Hải Phòng). Ông ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông làm quan Thượng thư Bộ Hộ. Sau khi mất, ông được phong phúc thần.
  47. Nguyễn Cư Trung (?-?) người xã Hiển Dương huyện Cẩm Giàng (nay thuộc huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương).
  48. Nguyễn Văn Chính (?-?) người xã Dương Trạch huyện Đông Yên (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan Tư nghiệp Quốc tử giám.
  49. Nguyễn Như Trác (?-?) người xã Viên Đổ huyện Kim Thành (nay thuộc huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương). Ông từng làm quan Tri huyện.

Tin tức liên quan

Trở lại bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

logo-honinh-trang

Website honinh.com giới thiệu những giá trị lịch sử – văn hóa – xã hội giàu tính nhân văn, góp phần tôn vinh, chia sẻ những giá trị cao đẹp trong cộng đồng  dòng họ Ninh và những người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ.

DANH MỤC

 All Right Reserved. Designed and Developed by honinh.com