Trang chủ Tin Tức Dòng Họ Ninh Việt Nam Giao Lưu Gặp Gỡ Và Viếng Thăm Đất Tổ Đền Hùng Phú Thọ Năm 2024

Dòng Họ Ninh Việt Nam Giao Lưu Gặp Gỡ Và Viếng Thăm Đất Tổ Đền Hùng Phú Thọ Năm 2024

đăng bởi Ninh Đôn
0 nhận xét

Nằm trong kế hoạch kết nối giao lưu của các chi họ Ninh cả nước năm 2024, ngày 02 và 03 tháng 03 năm 2024, chi họ Ninh của nhiều tỉnh thành trên cả nước như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Tuyên Quang, Thái Nguyên và cả kiều bào họ Ninh ở nước ngoài đã trở về đất tổ Phú Thọ cùng gặp mặt đầu xuân.

Sau một thời gian chuẩn bị, sự kết nối giữa chi họ Ninh ở Phú Thọ và BLL dòng họ Ninh Việt Nam đã có hơn 50 đại biểu đại diện cho nhiều chi họ Ninh các tỉnh trở về thành phố Việt Trì để tham dự chương trình và có buổi viếng thăm di tích lịch sử Đền Hùng và một số di tích tại thành phố.


Buổi chiều ngày 02.03.2024 Đoàn đại biểu dòng họ Ninh đã đến làng cổ Hùng Lô với niên đại hơn 300 năm tuổi và tham quan tại đình Hùng Lô thuộc xã Hùng Lô, tỉnh Phú Thọ) nằm bên bờ sông Lô thơ mộng, cách trung tâm TP Việt Trì khoảng 5km. Quần thể di tích lịch sử văn hóa đình Hùng Lô được xây dựng trên diện tích đất rộng 5000m2.

Tất cả đều được xây dựng bằng những loại gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu… Nhắc đến dòng họ Ninh ở Việt Nam là nhắc đến nghề mộc mỹ nghệ do ông tổ Ninh Hữu Hưng truyền lại cho hậu thể, bởi vậy Đình Hùng Lô là một điểm đến ý nghĩa đối với con cháu dòng họ Ninh khi trở về Phú Thọ.

Trải qua bao biến thiên, thăng trầm lịch sử nơi đây vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc ngôi đình cổ. Cấu trúc thiết kế cổ điển nhưng tinh xảo của các nghệ nhân người Việt cổ. Nét cổ kí‎nh và dấu mốc thời gian của ngôi đình được thể hiện qua rêu phong trên má‎i ngói, trên cổng đình và văn hoa, kiến trúc của ngôi đình.

Đây là không gian gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, là nơi tổ chức các hoạt độn‎g văn hóa tâm linh lễ hội, trong đó phải nhắc đến Hát Xoan, Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương – Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam. Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Buổi tối, các đoàn đại biểu dòng họ Ninh Việt Nam có buổi giao lưu thân mật tại nhà hàng Sen Vàng (thành phố Việt Trì) tại đây, chi họ Ninh các tỉnh đã cùng nhau chụp những bức hình lưu niệm trên sân khấu chính với dòng chữ: NINH XU N ĐẤT TỔ và logo Dòng Họ Ninh Việt Nam màu vàng trên nền phông đỏ thẫm ghi: ‘ Cây chung nghìn nhánh sinh từ gốc / Nước chảy muôn dòng phát tại nguồn’

Như nhắc nhở mỗi người con dòng họ Ninh phải biết đến cội nguồn gốc dễ. Và với niềm tự hào dòng họ, được gặp mặt ở chính đất tổ, mỗi đại biểu tham dự như được cảm nhận một mái nhà chung, cái tình của dòng họ trào dâng. Các đoàn đại biểu dòng họ đã quây quần bên nhau, cũng nhau dùng bữa tiệc thật ấm cúng và đoàn kết, để cùng nhau hàn huyên chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống thường nhật và những hoạch định để ngày càng gắn kết cộng đồng dòng họ trên cả nước.

Buổi sáng ngày 03.03.2024 Đoàn đại biểu dòng họ Ninh Việt Nam đã cùng nhau trở về với Đền Hùng. Đền Hùng, nổi tiếng là một trong những khu di tích lịch sử ấn tượng nhất nước ta, nằm tại núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Khoảng cách từ trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km.

Kể từ khi được xây dựng, Khu di tích Lịch sử Đền Hùng đã trải qua sự phát triển liên tục, trở thành một trong những công trình di tích lịch sử tiêu biểu của cả nước. Năm 1962, Bộ Văn hóa Thông tin đã xếp Đền Hùng là Khu di tích đặc biệt cấp quốc gia. Năm 1967, Chính phủ đã quyết định khoanh vùng để xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng.

Năm 1994, dự án quy hoạch tổng thể Đền Hùng lần đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Đền Hùng. Đến năm 2005, Khu di tích Lịch sử Đền Hùng đã được nâng cấp thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt, vào năm 2012, UNESCO đã công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Đền Hùng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Như vậy, Đền Hùng đã từng bước phát triển và nhận được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng và xã hội.

Đoàn đại biểu dòng họ Ninh đã được khám phá kiến trúc độc đáo của nơi này. Khu di tích nằm từ chân núi đến đỉnh núi Nghĩa Lĩnh với độ cao hơn 175 mét, bao gồm bốn đền chính: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng, cùng với khu lăng mộ của các vua Hùng. Điểm xuất phát là Đại Môn, còn được gọi là cổng đền, được xây dựng vào năm 1917 với kiểu vòm uốn, cao 8,5 mét.

Đại Môn trang trí hình rồng và hai con nghê đắp nổi tại bốn góc tầng mái, và trên bức tường dưới cổng có bức phù điêu hai võ sĩ sẵn sàng chiến đấu. Từ Đại Môn, cả đoàn đã trải qua 225 bậc thang gạch để dâng lễ đến đền Hạ, nhà bia và chùa Thiên Quang. Điều quan trọng là đây được cho là nơi u Cơ sinh ra và nở ra 100 người con, khởi nguồn của người Việt. Bên cạnh đền Hạ là nhà bia với kiến trúc lục giác và câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến Đền Hùng vào năm 1954. Đền Hạ còn có chùa Thiên Quang, được xây dựng thời nhà Trần.

Tiếp đến, đoàn đại biểu dòng họ Ninh tiếp tục dâng lễ lên đền Trung, còn được gọi là Hùng Vương Tổ Miếu, xây dựng thời Lí – Trần. Đây là nơi các vua Hùng tụ họp bàn việc quốc gia và ngắm cảnh thiên nhiên. Tương truyền, đây cũng là nơi Lang Liêu đã dâng bánh cho vua cha và được vua cha truyền lại ngôi báu.

Tiếp theo là đền Thượng, Đoàn họ Ninh dâng lễ lên Kính thiên lĩnh diện, được xây dựng vào thế kỷ XV. Đây là nơi vua Hùng thường tiến hành các nghi lễ và tín ngưỡng của người nông dân như thờ thần lúa và thờ trời đất, mong muốn có một mùa màng thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn, nằm ở phía đông Đền Thượng chính là lăng của vua Hùng thứ 6.
Đoàn đại biểu dòng họ Ninh tiếp tục xuống đến quần thể đền Giếng.

Đền Giếng xây dựng vào thế kỷ XVIII, nơi hai cô công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa thường soi gương, vấn tóc khi theo vua cha (vua Hùng thứ mười tám) đi qua nơi này. Ngày nay, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã mở rộng với đền Mẫu u Cơ và đền thờ Lạc Long Quân.

Buổi viếng thăm Đền Hùng là một chương trình ý nghĩa của đoàn đại biểu dòng họ Ninh. Nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn và lòng biết ơn đối với các vua Hùng, người đã đóng góp lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Mỗi người con họ Ninh đều cầu mong cho dòng họ ngày càng phát triển đi lên vươn đến những tầm cao mới.
Đoàn đại biểu đã cùng trở về trong một không gian ấm cúng của nhà hàng Sông Lô. Các thành viên đã cùng nhau nâng ly và ghi lại những khoảng khắc đẹp ý nghĩa, trước khi đoàn đại biểu dòng họ Ninh các tỉnh chia tay nhau để trở về địa phương.

Có thể nói rằng, chương trình giao lưu gặp gỡ dòng họ Ninh Việt Nam tại Phú Thọ là dịp gặp mặt đầu xuân quan trọng để đoàn đại biểu họ Ninh các tỉnh có dịp hàn huyên, nhìn lại quá khứ và hướng đến những điều mới mẻ tốt đẹp cho tương lai của BLL dòng họ Ninh trên cả nước.

Đây cũng là cơ hội để dòng họ Ninh cùng nhau tôn vinh và phát triển những giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc. Không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, hay vị trí địa lý, tất cả mọi người đều hòa mình vào chương trình, được thể hiện tình yêu quê hương, tình dòng họ sâu sắc của mình. Chắc chắn, những hình ảnh này sẽ còn đọng lại trong tâm trí của nhiều đại biểu chi họ Ninh trên khắp cả nước với những ước vọng xây dựng một dòng họ đoàn kết và vươn tầm.

Ninh Tùng

Tin tức liên quan

logo-honinh-trang

Website honinh.com giới thiệu những giá trị lịch sử – văn hóa – xã hội giàu tính nhân văn, góp phần tôn vinh, chia sẻ những giá trị cao đẹp trong cộng đồng  dòng họ Ninh và những người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ.

DANH MỤC

 All Right Reserved. Designed and Developed by honinh.com