Trang chủ Danh nhân họ Ninh Ninh Hãng (1437 – ?)

Ninh Hãng (1437 – ?)

đăng bởi Ninh Quang Thăng
0 nhận xét

Ninh Hãng(1437-?) nguyên quán xã Lan Đình huyện Thanh Lâm (từ triều nhà Nguyễn gọi là xã Quan Đình, nay thuộc xã Đồng Lạc huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương) đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 9 (1478) triều vua Lê Thánh Tông. Ông làm quan Hiến sát sứ (chức quan coi việc giám sát của 1 trong 13 đạo), hàng tùng Tam phẩm.

Xin xem văn bia trong Văn Miếu Hà Nội

Bia số 6 VĂN  BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA MẬU TUẤT

NIÊN HIỆU HỒNG ĐỨC NĂM THỨ 9 (1478)

Năm thứ 9 sau khi đổi niên hiệu Hồng Đức, quan Bộ Lễ theo điển chế cũ, thi Hội các Cử nhân trong nước, chọn hạng trúng cách tất cả 62 người.

Ngày 14 tháng 5, Hoàng thượng ngự hiên điện ra bài thi, xem xét bài đối đáp để đánh giá tài năng. Hoàng thượng dụ bảo danh hiệu cao nhất sĩ tử không đạt tới. Cho nên khoa này về hàng Tiến sĩ cập đệ không có đệ nhất danh, chỉ ban cho Lê Quảng Chí đỗ Đệ nhị danh, bọn Trần Bích Hoành, Lê Ninh đỗ Đệ tam danh; còn lại ban cho bọn Nguyễn Địch Tâm 9 người đỗ Tiến sĩ xuất thân, bọn Nguyễn Hiến 50 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân. Theo lệ tất cả đều được đề danh vào bia đá dựng ở nhà Thái học, nhưng Bộ Công chần chừ nên chưa dựng được. Bảy năm sau, đến năm Giáp Thìn, Hoàng thượng xuống chiếu bảo phải truy dựng, sai thần là Đôn Phục soạn bài ký.

Kính nghĩ: Khí vận quốc gia quan hệ bởi nhân tài, nhân tài cao thấp cốt do nơi khoa mục. Thái Tổ Cao hoàng đế ngay từ khi sáng lập ra triều ta đã dùng kinh nghĩa luận sách để thi học trò, khoa mục khởi thủy từ đấy. Thái Tông Văn hoàng đế nối chí kế nghiệp, mở mang kỷ cương, trong niên hiệu Đại Bảo mở khoa thi, nhân tài nối nhau xuất hiện, từ đó khoa mục đại chấn hưng. Nhân Tông hoàng đế nối theo phép cũ, không dám sơ suất.

Hoàng thượng dấy nghiệp Trung hưng, khôi phục hết thảy những việc từng bị bỏ bễ, cứ ba năm mở một khoa thi, cách nhau rất đều, thứ tự ban ơn, chu tất hoàn hảo. Từ năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo tới nay, cả thảy 10 khoa, lựa được nhân tài cho quốc gia sử dụng đến vô cùng, tốt đẹp thịnh vượng lắm thay! Lại cho khắc tên vào đá để ghi việc tốt, truyền lại sự vinh hiển cho đời sau xem biết. Há dung cho hạng người không xứng đáng trà trộn trong đó, ắt phải cứu xét kỹ lưỡng. Bởi vì ý chính của triều đình cho dựng bia khắc tên là cốt mong cho những người tôi trung con hiếu ngày thường thì can ngay nói thẳng, tôn vua giúp dân, khi gặp việc thì vì nước quên nhà, gặp gian nguy thì dám quên mình, khiến người ta chỉ vào tên mà nói: người này trung, người kia thẳng, người này dám tiến cử người tốt, bài xích kẻ gian tà, giúp ích cho nước; người nọ trọn đạo làm tôi, không thẹn danh khoa mục, được như thế thì năm tháng càng lâu mà bia càng không mòn. Còn như mượn khoa mục để cầu sự ấm no, mượn khoa danh để làm lối tắt cho đường sĩ hoạn, chỉ lo cho riêng mình, không nghĩ tới việc nước, thì người ta sẽ chỉ tên mà nói: kẻ này gian, kẻ kia nịnh, kẻ này đặt lợi nhà lên trên ích nước, ích mình hại dân, kẻ kia hãm hại người tốt, bè đảng gian tà, ô danh khoa mục, như thế thì càng lâu lại càng thêm rõ tì vết. Nay ý nghĩ sâu xa của việc dựng bia, há phải chỉ cốt lưu lại sự vẻ vang lâu dài mà thôi đâu!

Thần vâng mệnh viết bài ký, nhân đó thuật thêm vài lời để ngụ ý khuyên răn.

Thần kính cẩn làm bài ký.

Hiển cung đại phu Hàn lâm viện Thị thư kiêm Tú lâm cục Tư huấn Nguyễn Đôn Phục1 vâng sắc soạn.

Cẩn sự lang Trung thư giám Chính tự Thái Thúc Liêm vâng sắc viết chữ (chân).

Mậu lâm lang Kim quang môn Đãi chiếu Tô Ngại vâng sắc viết chữ triện.

Bia dựng ngày 15 tháng 8 niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484).

Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, 3 người:

LÊ QUẢNG CHÍ 黎廣志2 người huyện Kỳ Hoa phủ Hà Bình.

TRẦN BÍCH HOÀNH 陳璧宏3 người huyện Thiên Bản phủ Kiến Hưng.

LÊ NINH 黎寧4 người huyện Yên Lạc phủ Tam Đới.

Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân,9 người:

NGUYỄN ĐỊCH TÂM 阮迪心5 người huyện Yên Sơn phủ Quốc Oai.

VŨ QUỲNH 武瓊6 người huyện Đường An phủ Thượng Hồng.

VŨ DUY THIỆN 武惟善7 người huyện Thiên Bản phủ Kiến Hưng.

NGHIÊM LÂM 嚴林8 người huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín.

NGUYỄN SĨ NGUYÊN 阮士原9người huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn.

HOÀNG ĐỨC LƯƠNG 黃德良10 người huyện Gia Lâm phủ Thuận An.

NGÔ SỞ NGỌC 吳楚玉11 người huyện Thiện Tài phủ Thuận An.

NINH HÃNG 寧沆12 người huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.

NGUYỄN GIẢN 阮僩13 người huyện Gia Định phủ Thuận An.

Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân,50 người:

NGUYỄN HIẾN 阮憲14 người huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn.

ĐÀO CẢNH HUỐNG 陶景況15 người huyện Kim Động phủ Khoái Châu.

NGUYỄN DƯƠNG KỲ 阮陽祺16 người huyện Trường Tân phủ Hạ Hồng.

QUÁCH TOẢN 郭瓚17 người huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn.

NGUYỄN KHÁNH DUNG 阮慶融18 người huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên.

DOÃN HOÀNH TUẤN 允宏濬19 người huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín.

VŨ TÍN BIỂU 武信表20 người huyện Thiên Thi phủ Khoái Châu.

TRẦN QUÝ NGHỊ 陳貴毅21 người huyện Yên Lãng phủ Tam Đới.

NGUYỄN KỲ 阮麒22 người huyện Tế Giang phủ Thuận An.

NGHIÊM PHỤ 嚴輔23 người huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn.

NGUYỄN THIỆU TRI 阮紹知24 người huyện Lập Thạch phủ Tam Đới.

NGUYỄN NGHIỄM 阮儼25 người huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn.

DƯƠNG BÍNH 陽昺26 người huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn.

NGUYỄN HIẾU TRUNG 阮孝忠27 người huyện Giáp Sơn phủ Kinh Môn.

BÙI XƯƠNG TRẠCH 裴昌澤28 người huyện Thanh Đàm phủ Thường Tín.

NGUYỄN TRÍ KHOAN 阮知寬29 người huyện Tứ Kỳ phủ Hạ Hồng.

NGUYỄN CỐI 阮薈30 người huyện Vĩnh Lại phủ Hạ Hồng.

NGUYỄN TÂM HOẰNG 阮心弘31 người huyện La Giang phủ Đức Quang.

LƯƠNG VINH 梁榮32 người huyện Gia Lâm phủ Thuận An.

PHÍ MẪN 費敏33 người huyện Gia Lâm phủ Thuận An.

LƯU HY 劉熙34 người huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên.

VƯƠNG KHẮC MẠI 王克邁35 người huyện Ninh Sơn phủ Quốc Oai.

NGÔ KIM HÚC 吳金旭36 người huyện An Dương phủ Kinh Môn.

NGUYỄN CẨN 阮謹37 người huyện Trường Tân phủ Hạ Hồng.

PHẠM MIỄN LÂN 范勉麟38 người huyện Thiên Tài phủ Thuận An.

ĐÀO TIẾN KHANG 陶進康39 người huyện Gia Lâm phủ Thuận An.

ĐỖ HỰU 杜佑40 người huyện Yên phủ Kiến Hưng.

TRẦN SẢNH 陳靚 41 người huyện Thạch Hà phủ Hà Hoa.

NGUYỄN ĐƯỜNG 阮鐺42 người huyện Trường Tân phủ Hạ Hồng.

NGUYỄN NGHĨA KỲ 阮義琦43 người huyện Bình Hà phủ Nam Sách.

NGUYỄN ĐỈNH BẬT 阮鼎弼44 người huyện Kim Hoa phủ Bắc Giang.

NGUYỄN GIẢN LIÊM 阮簡廉45 người huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn.

NGUYỄN THỌ KÌNH 阮壽鯨46 ngườihuyện Thụy Anh phủ Thái Bình.

NGUYỄN QUÝNH 阮炯47 người người huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên.

NGUYỄN TẮC DĨNH 阮則穎48 người huyện Hoằng Hóa phủ Hà Trung.

TẠ HÙNG KIỆT 謝熊傑49người huyện Đan Phượng phủ Quốc Oai.

TRẦN DOÃN HỰU 陳允佑50 người huyện Lập Thạch phủ Tam Đới.

LÊ HANH HUYỄN 黎亨鉉51 người huyện Gia Lâm phủ Thuận An.

NGÔ TRINH CHẤP 52 người huyện Yên Phong phủ Từ Sơn.

DƯƠNG TĨNH 楊靖53 người huyện Yên Lạc phủ Tam Đới.

NGUYỄN ĐỨC ĐỊNH 阮德定54 người huyện Lập Thạch phủ Tam Đới.

TRẦN ĐỨC TRINH 55người huyện Sơn Vi phủ Thao Giang.

NGUYỄN KÍNH HÀI 阮敬諧56 người huyện Hương Sơn phủ Đức Quang.

ĐÀO LÂM 陶霖57 người huyện Thiện Tài phủ Thuận An.

HOÀNG HIỀN 黃賢58 người huyện Thiên Lộc phủ Đức Quang.

ĐỖ CẬN 杜覲59 người huyện Phổ Yên phủ Phú Bình.

ĐẶNG CUNG 鄧珙60 người huyện Quế Dương phủ Từ Sơn.

LÊ GIÁM 黎鑑61 người huyện Hưng Nguyên phủ Anh Đô.

VŨ KIỆT 武杰62 người huyện Tây Chân phủ Thiên Trường.

HOÀNG CÔNG ĐẢNG 黃公党63người huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách.

Đề điệu:

Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Thái phó Kỳ Quận công Thượng trụ quốc Lê Niệm.

Phụng trực đại phu Thượng thư Bộ Lại Tư chính Thượng khanh Hoàng Nhân Thiệm.

Độc quyển:

Thông chương đại phu Hàn lâm viện Thừa chỉ Đông các Đại học sĩ Tư chính khanh Thân Nhân Trung.

Tả Thị lang Bộ Lễ kiêm Quốc tử giám Tế tửu Nguyễn Như Đổ.

Triều liệt đại phu Đông các Học sĩ Tu thiện doãn Quách Đình Bảo.

Triều liệt đại phu Quốc tử giám Tư nghiệp kiêm Sử quán Tu soạn Tu thiện doãn Ngô Sĩ Liên.

Giám thí:

Tả Thị lang Bộ Hình Triều liệt đại phu Tu thiện doãn Nguyễn Tường.

Hữu Thị lang Bộ Công Đạt tín đại phu Tu thiện thiếu doãn Ngô Đức Thanh.

Chú thích:

1. Nguyễn Đôn Phục (?-?) người xã Tri Lễ huyện Thanh Oai (nay thuộc xã Tân Ước huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Tả Thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ và được cử đi sứ (năm 1474) sang nhà Minh (Trung Quốc).

2. Lê Quảng Chí (1454-?) hiệu Hoành Sơn, người xã Thần Đầu huyện Kỳ Hoa (nay thuộc huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh). Ông giữ các chức quan, như Đông các Đại học sĩ, Tả Thị lang Bộ Lễ đứng đầu Hàn lâm viện. Vua Lê Thánh Tông rất trọng đãi ông, sau khi mất, ông được thăng Thượng thư.

3. Trần Bích Hoành (1452-?) người xã Vân Cát huyện Thiên Bản (nay thuộc xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định). Ông làm quan Đông các.

4. Lê Ninh (1448-?) người xã Thụ Ích huyện Yên Lạc (nay thuộc xã Liên Châu huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc). Ông làm quan Hộ bộ Tả Thị lang, kiêm Vương phó và từng được cử đi sứ. Khi mất, ông được tặng chức Thượng thư.

5. Nguyễn Địch Tâm (1461-?) người xã Hoàng Xá huyện Ninh Sơn (nay thuộc huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thượng thư, tước An Quận công, hàm Thiếu bảo.

6. Vũ Quỳnh (1453-1497) hiệu là Đốc Trai và TrạchỔtự làThủ Phácvà Yến Ôn , người xã Mộ Trạch huyện Đường An (nay thuộc xã Tân Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Ông giữ các chức quan, như Thượng thư Bộ Công, Thượng thư Bộ Lễ, Thượng thư Bộ Binh, Nhập thị Kinh diên kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp, Sử quán Tổng tài và là người có tài văn thơ.

7. Vũ Duy Thiện (?-?) người xã An Cự huyện Thiên Bản (nay thuộc xã Đại An huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định). Ông làm quan Hiến sát sứ, Nhập thị Kinh diên, tước tử và từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).

8. Nghiêm Lâm (?-?) người xã La Phù huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã La Phù huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Tự khanh.

9. Nguyễn Sĩ Nguyên (1451-?) người xã Ông Mặc huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Hương Mạc huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Thượng bảo Tự khanh, Lục cấp Sự trung sự.

10. Hoàng Đức Lương (?-?) nguyên quán xã Cửu Cao huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Cửu Cao huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), trú quán xã Ngọ Cầu (nay thuộc thị trấn Như Quỳnh huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan thăng đến chức Tả Thị lang Bộ Hộ và từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).

11. Ngô Sở Ngọc (?-?) người xã Văn Xá huyện Thiện Tài (nay thuộc xã Phú Hoà huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.

12. Ninh Hãng (?-?) nguyên quán xã Lan Đình huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã Đồng Lạc huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Hiến sát sứ.

13. Nguyễn Giản (?-?) người xã Đông Côi huyện Gia Định (nay thuộc xã An Bình huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Hữu Thị lang Bộ Công.

14. Nguyễn Hiến (?-?) người xã Đông Xuất huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Đông Thọ huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Thị lang.

15. Đào Cảnh Huống (1434-?) người xã Phán Thủy huyện Kim Động (nay thuộc xã Song Mai huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Lễ.

16. Nguyễn Dương Kỳ (?-?) người xã Cao Duệ huyện Trường Tân (nay thuộc xã Nhật Tân huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Thị lang.

17. Quách Toản (1452-?) người xã Phù Đàm huyện Đông Ngàn (nay thuộc huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Hàn lâm và hai lần được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).

18. Nguyễn Khánh Dung (?-?) người xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai (nay là xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì Tp. Hà Nội). Ông làm quan Quốc tử giám Tế tửu.

19. Doãn Hoành Tuấn (?-?) người xã An Duyên huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tô Hiệu huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Thượng thư và từng được cử đi sứ (năm 1480) sang nhà Minh (Trung Quốc).

20. Vũ Tín Biểu (1449-?) người xã Bình Lăng huyện Thiên Thi (nay thuộc xã Tiền Phong huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.

21. Trần Quý Nghị (?-?) người xã Thanh Lãng huyện Yên Lãng (nay thuộc xã Thanh Lãng thị trấn Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc). Ông làm quan Thượng thư. Có sách chép là Trần Quí Đôn.

22. Nguyễn Kỳ (1443-?) người xã Như Lân huyện Tế Giang (nay thuộc xã Long Hưng huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Công và từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).

23. Nghiêm Phụ (?-?) người xã Lan Độ huyện Đông Ngàn (nay thuộc huyện Đông Anh Tp. Hà Nội). Ông làm quan Thừa chính sứ.

24. Nguyễn Thiệu Tri (1442-1533) người xã Xuân Lôi huyện Lập Thạch (nay là xã Xuân Lôi huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc). Ông làm quan Thượng thư Bộ Hộ. Sau khi mất, ông được phong phúc thần.

25. Nguyễn Nghiễm (1419-?) nguyên quán xã An Từ huyện Đông Ngàn, trú quán xã Bình Sơn cùng huyện (nay thuộc xã Tam Sơn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Tham chính.

26. Dương Bính (?-?) người xã Hà Lỗ huyện Đông Ngàn (nay là xã Liên Hà huyện Đông Anh Tp. Hà Nội). Ông làm quan Thừa chính sứ.

27. Nguyễn Hiếu Trung (?-?) người xã Kênh Dao huyện Giáp Sơn (nay thuộc xã An Hưng huyện An Hải Tp. Hải Phòng. Ông làm quan Giám sát Ngự sử.

28. Bùi Xương Trạch (1438-1516) nguyên quán xã Định Công huyện Thanh Đàm (nay thuộc phường Định Công quận Hoàng Mai Tp. Hà Nội), trú quán xã Thịnh Liệt huyện Thanh Đàm (nay thuộc xã Thịnh Liệt huyện Thanh Trì Tp. Hà Nội). Ông Làm quan Thượng thư, Chưởng Lục bộ sự kiêm Đô Ngự sử, Quốc tử giám Tế tửu, Tri Kinh diên sự, Thái phó, tước Quảng Quốc công và từng đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).

29. Nguyễn Trí Khoan (?-?) người xã Phan Xá huyện Tứ Kỳ (nay thuộc xã Hoàng Diệu huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Thị lang.

30. Nguyễn Cối (?-?) người xã Hội Am huyện Vĩnh Lại (nay thuộc xã Cao Minh huyện Vĩnh Bảo Tp. Hải Phòng. Ông làm quan đến Tự khanh.

31. Nguyễn Tâm Hoằng (1434-?) người xã Lai Thạch huyện La Giang (nay thuộc xã Song Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh). Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Lễ.

32. Lương Vinh (?-?) người xã Cổ Bi huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Cổ Bi huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội). Ông làm quan Binh khoa Cấp sự trung.

33. Phí Mẫn (?-?) người xã Cửu Cao huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Cửu Cao huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Ông từng làm quan Thừa chính sứ.

34. Lưu Hy (?-?) người xã Thượng Thanh Oai huyện Thanh Oai (nay thuộc xã Văn Khê thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây). Ông làm quan đến Hiến sát sứ.

35. Vương Khắc Mại (1448-?) người xã Yên Nội huyện Ninh Sơn (nay thuộc xã Đồng Quang huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Tả Thị lang và từng được cử đi sứ.

36. Ngô Kim Húc (?-?) người xã Hàng Kênh huyện An Dương (nay là phường Hàng Kênh quận Lê Chân Tp. Hải Phòng). Ông làm quan đến Lại khoa Đô Cấp sự trung.

37. Nguyễn Cẩn (?-?) người xã Đoàn Xá huyện Trường Tân (nay thuộc xã Quang Phục huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Đô Cấp sự trung.

38. Phạm Miễn Lân (?-?) người xã Hoa Cầu huyện Thiện Tài (nay thuộc xã An Thịnh huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Đình uý sứ.

39. Đào Tiến Khang (?-?) người xã Xuân Đổ huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Cự Khối huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội). Ông làm quan Thừa chính sứ.

40. Đỗ Hựu (1441-?) người xã Đại Nhiễm huyện Ý Yên (nay thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định). Ông từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).

41. Trần Sảnh (1431-?) người xã Ngọc Luỹ huyện Thanh Hà (nay thuộc xã Thạch Thường huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh). Ông làm quan Giám sát Ngự sử.

42. Nguyễn Đường (?-?) người xã Hồng Lục huyện Trường Tân (nay thuộc xã Tân Hưng huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.

43. Nguyễn Nghĩa Kỳ (?-?) người xã Tiên Táo huyện Bình Hà (nay thuộc xã Thanh An huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.

44. Nguyễn Đỉnh Bật (1438-?) người xã Cán Khê huyện Kim Hoa (nay thuộc xã Nguyên Khê huyện Đông Anh Tp. Hà Nội). Ông làm quan Tham Chính. Có tài liệu ghi là Quách Đỉnh Bật.

45. Nguyễn Giản Liêm (1453-?) người xã Ông Mặc huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Hương Mạc huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Đô Cấp sự trung.

46. Nguyễn Thọ Kình (?-?) người xã Kha Lý huyện Thụy Anh (nay thuộc xã Thụy Quỳnh huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình). Ông làm quan đến Tự khanh.

47. Nguyễn Quýnh (?-?) người xã Bối Khê huyện Thanh Oai (nay thuộc xã Tam Hưng huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Đề hình Giám sát Ngự sử.

48. Nguyễn Tắc Dĩnh (1447-?) người xã Lam Kiều huyện Hoằng Hóa (nay thuộc xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Hộ.

49. Tạ Hùng Kiệt (1444-1514) người xã Hương Bảng huyện Đan Phượng (nay thuộc xã Song Phương huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây). Ông làm quan Tả Thị lang. Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư. Có sách ghi ông là Tạ Năng Kiệt.

50. Trần Doãn Hựu (?-?) người xã Sơn Đông huyện Lập Thạch (nay là xã Sơn Đông huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc). Ông làm quan Thượng thư.

51. Lê Hanh Huyễn (1458-?) người xã Nghĩa Trai huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Tân Quang huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan Đô Cấp sự trung.

52. Ngô Trinh Chấp (?-?) người xã Xuân Lôi huyện Yên Phong (nay thuộc xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh). Sự nghiệp của ông hiện chưa rõ.

53. Dương Tĩnh (1455-?) người xã Vĩnh Mỗ huyện Yên Lạc (nay thuộc xã Minh Tân huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc). Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Công.

54. Nguyễn Đức Định (1444-?) người xã Vân Chương huyện Lập Thạch (nay thuộc xã Tử Du huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc). Ông làm quan Ngoại lang.

55. Trần Đức Trinh (1454-?) người xã Thạch Lỗi huyện Sơn Vi (nay thuộc huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ). Ông làm quan Thị lang. Có sách ghi là Nguyễn Đức Trinh.

56. Nguyễn Kính Hài (1448-?) người xã Tân Ốc huyện Hương Sơn (nay thuộc huyện Yên Sơn tỉnh Hà Tĩnh). Ông làm quan Hiến sát sứ.

57. Đào Lâm (1461-?) người xã Đăng Triều huyện Thiện Tài (nay thuộc xã Trừng Xá huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh). Sau ông lại thi đỗ khoa Đông các và làm quan Hàn lâm.

58. Hoàng Hiền (?-?) người xã Kiệt Thạch huyện Thiên Lộc (nay thuộc xã Thanh Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh). Ông làm quan Lễ khoa Cấp sự trung Hiến sát sứ.

59. Đỗ Cận (1434-?) hiệu là Phổ Sơnvà tự là Hữu Khác , người xã Thống Thượng huyện Phổ Yên (nay thuộc huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên). Ông làm quan Thượng thư và được cử đi sứ (năm 1483) sang nhà Minh (Trung Quốc). Ông vốn tên Đỗ Viễn, vua Lê Thánh Tông đổi tên là Đỗ Cận nhưng có sách vẫn ghi ông là Đỗ Viễn.

60. Đặng Cung (1460-?) người xã Vân Đoàn huyện Quế Dương (nay thuộc xã Châu Phong huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh). Ông làm đến Hàn lâm viện Hiệu thảo.

61. Lê Giám (1452-?) người xã Phù Long huyện Hưng Nguyên (nay thuộc huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An). Ông làm quan Hữu Thị lang Bộ Lại, Nhập thị Kinh diên.

62. Vũ Kiệt (?-?) người xã Sa Lung huyện Tây Châu (nay thuộc xã Đồng Sơn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định). Ông làm quan đến Cấp sự trung.

63. Hoàng Công Đảng (?-?) nguyên quán thôn Man Nhuế huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã Nam Trung huyện Nam Sách), trú quán xã Đồng Khê (nay thuộc xã An Lâm cùng huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Thượng thư, tước Phú Thọ nam, được về trí sĩ.

Tin tức liên quan

Trở lại bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

logo-honinh-trang

Website honinh.com giới thiệu những giá trị lịch sử – văn hóa – xã hội giàu tính nhân văn, góp phần tôn vinh, chia sẻ những giá trị cao đẹp trong cộng đồng  dòng họ Ninh và những người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ.

DANH MỤC

 All Right Reserved. Designed and Developed by honinh.com